Revit hỗ trợ chia sẻ dự án, nhiều thành viên có thể làm việc trên cùng 1 dự án theo thời gian thực. Phần mềm hỗ trợ nền tảng BIM một cách đa chiều nên các kỹ sư ở các mảng khác nhau đều có thể tham gia đóng góp công việc chuyên môn của mình vào một dự án một cách đồng bộ, hạn chế tối đa nguy cơ lỗi, thất thoát dữ liệu.
Với 1 phần mềm Revit, bạn sẽ sở hữu cùng lúc 3 công cụ mạnh mẽ nhất hỗ trợ cho các dự án xây dựng.
Vào những năm 1990 các kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng vẫn phải sử dụng các công cụ bút chì và thước để thực hiện bản vẽ. Với việc sử dụng các công cụ thủ công như vậy khiến cho công việc diễn ra rất chậm, thiếu chính xác và gây nhiều khó khăn trong việc chỉnh sửa. Sự ra đời của Autodesk AutoCAD đánh dấu một bước tiến mới giúp việc thực hiện ý tưởng một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn, chính xác hơn.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các dự án xây dựng sẽ bao gồm rất nhiều hạng mục, khối lượng công việc rất lớn và đòi hỏi sự điều chỉnh liên tục để đạt được kết quả tốt nhất, và với AutoCAD công việc vẫn còn rất khó khăn, đòi hỏi rất nhiều thời gian và nhân lực. Trong tình hình đó, Autodesk đã ra đời phần mềm Revit với hệ 3 phần mềm cơ bản hướng đến công nghệ BIM (Building Infomation Modeling) bao gồm: Revit Architechture, Revit Structure, Revit MEP.
Ngày 05/04/2000, phiên bản 1.0 của Revit được công bố bởi tập đoàn Revit Technology Corporation. Ngay lập tức Autodesk nhận thấy tiềm năng của phần mềm này trong ngành công nghiệp AEC (Architecture, Engineering & Construction), đầu năm 2002, Autodesk chính thức mua lại tập đoàn Revit Technology. Bỏ ra thêm 2 năm đầu tư và nghiên cứu cùng với sự hoàn thiện không ngừng của lý thuyết BIM, năm 2004, Autodesk đã ra mắt phiên bản Revit Building đầu tiên. Ở khoản thời gian đầu, Revit vẫn chưa tách biệt kiến trúc và kết cấu mà vẫn được gọi chung là Revit Building. Và đến năm 2006, 3 phên bản Revit lần đầu tiên được ra mắt và xuất hiện độc lập trên thị trường (Architechture, Structure, MEP). Cuối cúng đến năm 2013, dựa trên nhu cầu sử dụng của khách hàng thì Autodesk còn tích hợp chung lại thành 1 bộ gọi là Autodesk Revit như hiện nay.