Tìm hiểu các thông số của một gói hosting

1 2 / 2015

22559
Khi xây dựng hay cài đặt một website, bạn sẽ thường xuyên nghe tới 2 thuật ngữ domain và hosting. Domain là tên miền, là địa chỉ website, và hosting là nơi lưu trữ website của bạn.
Khi gặp đối tác thiết kế website của bạn, họ sẽ tư vấn bạn sử dụng gói hosting 1Gb, băng thông 20Gb hay dung lượng 3Gb, băng thông 50Gb... nhưng bạn đã thực sự hiểu những khái niệm dung lượng, băng thông hay các thông số khác trên gói hosting mà bạn sắp mua chưa? Nếu không cẩn thận, có thể bạn sẽ bị người tư vấn vẽ hươu, vẽ vượn và dẫn dụ bạn mua một gói hosting lớn không cần thiết.
Các thông số của một gói hosting
 

Dung lượng của một gói hosting là gì?

Trong một gói hosting, dung lượng để chỉ sức chứa của gói host. Tương tự như dung lượng của USB, ổ cứng... tùy theo gói hosting mà bạn lựa chọn sẽ có dung lượng chứa khác nhau, bạn sẽ chỉ được phép tải file, upload mã nguồn trong sức chứa giới hạn của một gói hosting.
 

Vậy còn băng thông?

Băng thông chính là tổng lưu lượng file tải lên hay down về của hosting, thường sẽ tính trong từng tháng.
Rất nhiều người nhầm lẫn băng thông của hosting càng lớn thì tốc độ càng nhanh. Nếu xét đến tốc độ nhanh hay chậm thì phải xét trong một thời điểm còn băng thông của hosting ở đây là xét trong một khoảng thời gian (thông thường là một tháng) nên chắc chắn thông số này không thể hiện được tốc độ nhanh hay chậm rồi. (Khái niệm băng thông của đường truyền khác với băng thông của hosting)
 
Băng thông của hosting không ảnh hưởng đến tốc độ của hosting

Bạn cứ tưởng tượng rằng hosting của bạn sẽ là một trạm thu phí, tổng lượng xe qua lại trong một tháng chính là băng thông, không cần biết trong một thời điểm có bao nhiêu xe đi qua cổng.
Vd: bạn có 1 tấm hình dung lượng là 2Mb
- Khi upload file lên website: bạn mất 2Mb cho băng thông
- Có 10 người download file của bạn về máy họ: bạn mất 2x10 = 20Mb cho băng thông
Vậy tổng cộng bạn mất 22Mb cho băng thông trong tháng.
 

Một số thông số khác

- Disk Space: dung lượng
- Bandwidth: băng thông
- Addon domain: là tên miền cộng thêm, có thể cùng tên miền chính đã đăng ký để chạy cùng lúc nhiều website riêng biệt.
- Parked domain: là tên miền phụ, đại diện cho tên miền chính, nghĩa là tên miền này sẽ trỏ về tên miền chính, chỉ là đại diện cho tên miền chính chứ không chạy một website khác.
- MSSQL hoặc MySQL: là số lượng database của gói hosting, thông thường mỗi website sẽ chạy một database.
- FTP: là cổng giao tiếp để bạn upload file nhanh chóng lên hossting. Mỗi tài khoản FTP sẽ có một user và password riêng.
- Địa chỉ email: là email theo tên miền chạy trực tiếp trên hosting, nhưng chúng tôi không khuyến khích dùng email này vì phụ thuộc vào hosting, dung lượng thấp và kém ổn định.
- Control Panel: là hệ thống quản trị hosting, thông thường hosting windows sẽ dùng Plesk Parallel, hosting Linux sẽ sử dụng Cpanel hoặc DirectAdmin.
 

Nên chọn gói hosting dung lượng và băng thông bao nhiêu nào?

Hãy mua một gói hosting vừa đủ, đó là lời khuyên của tôi. Không nên mua gói host quá lớn nếu không cần thiết vì chi phí duy trì sẽ đội lên khá nhiều. Đối với các website giới thiệu hoặc bán hàng cơ bản bạn chỉ cần khoảng 600Mb - 1Gb là đủ, còn đối với các website thương mại điện tử có lượt truy cập cao thì bạn nên cân nhắc đến dung lượng khoảng 1,5 - 3Gb.
Băng thông thường sẽ tăng theo dung lượng của gói hosting, khi bạn thiết kế hoặc tải dữ liệu lên website cũng lên lưu ý đến tốc độ của website, upload file quá nặng sẽ khiến cho tốc độ tải rất kém, vậy nên một khi đã tối ưu các hình ảnh thì băng thông không phải là vấn đề bạn phải lưu tâm. Các file tài liệu có dung lượng lớn bạn nên chia sẻ qua các hệ thống chia sẻ file như mediafire, megaupload...
 
Tốc độ của một hosting
 

Điều gì ảnh hưởng đến tốc độ của một website?

Như đã nói, băng thông hay dung lượng không phải là yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của một website.
Tốc độ của 1 website sẽ ảnh hưởng do các yếu tố sau:
- Tốc độ đường truyền: đây là yêu tố ảnh hưởng khá lớn, dễ thấy nhất là khi đứt cáp internet quốc tế các website đặt server ở nước ngoài sẽ có tốc độ tải rất chậm. Đối với website có khách hàng trong nước là chủ yếu thì nên chọn server đặt ở Việt Nam. Nơi đặt server cũng khá quan trọng, thường server sẽ được đặt ở các datacenter như: FPT, Viettel, VDC, ODS... với máy lạnh công suất lớn được mở liên tục, hệ thống điện ổn định và có đầy đủ biện pháp backup.
- Phần cứng của server: server là nơi chứa và vận hành hosting, một server có thể ngắt và vận hành cùng lúc nhiều hosting. Một server cũng có cấu trúc như một máy tính cá nhân nhưng với các phần cứng chuyên sâu hơn để có thể vận hành 24/24. Mỗi hosting khi chạy sẽ chiếm một lượng RAM và CPU của server, nếu server chứa càng nhiều hosting thì độ tải càng lớn, nếu RAM bị quá tải sẽ khiến tốc độ của toàn hệ thống bị chậm đi rất nhiều.
- Phần mềm của server: phần mềm phiên bản càng mới sẽ càng tối ưu tốc độ phần cứng hơn. Độ bảo mật của server cũng như các hosting cùng chạy trên server cũng quan trọng, nếu một hosting trên server bị spam, DDOS có thể ảnh hưởng đến các hosting khác trên cùng server.

Gửi yêu cầu ngay hôm nay! 0931-773-680